QUY TRÌNH QLMT

QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Mã số: QT-MT-01 

Ngày ban hành nội bộ: 03/01/2024

Lần ban hành: số 01

Nơi ban hành và áp dụng: Công ty TNHH Quốc tế T.A.T

 

1. MỤC ĐÍCH:

Quản lý và kiểm soát môi trường làm việc là việc làm cần thiết cho việc vận hành các quá trình có liên quan và ảnh hưởng đến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) để đạt được sự phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ và sản xuất kinh doanh của Công ty, cũng như các quy định pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, việc quản lý môi trường làm việc đóng góp vào sự phát triển bền vững bằng cách:

  • Bảo vệ môi trường nhờ ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác động xấu cho môi trường;

  • Giảm nhẹ những tác động bất lợi tiềm ẩn của các điều kiện môi trường đối với công ty;

  • Hỗ trợ công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ phù hợp;

  • Nâng cao kết quả thực hiện môi trường;

  • Đạt được các lợi ích về tài chính và hoạt động từ việc thực hiện các giải pháp thân thiện với môi trường;

 

2. PHẠM VI:

Áp dụng cho việc đảm bảo môi trường làm việc, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ của Công ty.

 

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO / VIỆN DẪN:

  • Tiêu chuẩn ISO9000:2015, Tiêu chuẩn ISO9001:2015 - HTQLCL

  • Các nội quy, quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn công việc của Công ty.

  • Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn - Môi trường.

  • Tiêu chuẩn ISO14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường

  • Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và ISO 45001:2016 – Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp.

  • Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 và các Văn bản Quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường.

  • Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 và các Văn bản Quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

  • Các quy định hiện hành của nhà nước về An toàn lao động, Vệ sinh lao động (VSLĐ) và PCCC (Phòng cháy chữa cháy).

  • Các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường được Giám đốc cam kết, được thực hiện theo đúng quy định của các Cơ quan có thẩm quyền.

 

4. THUẬT NGỮ - ĐỊNH NGHĨA:

  • 4.1. Từ viết tắt

    Công ty

    Công ty TNHH Quốc tế T.A.T

    Giám đốc

    Ban ATMT

    Ban An toàn – Môi trường

    ATVSLĐ

    An toàn vệ sinh lao động

    4.2. Định nghĩa

    Môi trường làm việc: Tập hợp các điều kiện để thực hiện công việc (mục 3.5.5 ISO 9000:2015).

    Các điều kiện có thể bao gồm các yếu tố vật chất, xã hội, tâm lý và môi trường (như nhiệt độ, ánh sáng, phương thức thừa nhận, áp lực nghề nghiệp, ecgônômi và thành phần không khí).

    Ecgônômi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động.

 

5. NỘI DUNG:

Đảm bảo môi trường làm việc là các điều kiện về ánh sáng, an toàn lao động, vệ sinh lao động, không gian lao động, môi trường tự nhiên và xã hội của lao động… để người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Công ty và đơn vị quản lý phải có kế hoạch khai thác những gì hiện có, giữ gìn và bổ sung khi cần thiết.

Các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường được Giám đốc cam kết, được thực hiện theo đúng quy định của các Cơ quan có thẩm quyền.

5.1. Môi trường cho việc vận hành các quá trình

  • Môi trường làm việc được quan tâm thích đáng, đảm bảo cho người lao động làm việc an toàn, vệ sinh, đủ ánh sáng, chống dột, nóng, ồn, độc hại; làm việc trong không gian trật tự, ngăn nắp, dễ tìm, dễ kiểm tra, phù hợp với đặc điểm sản xuất và sức khỏe của người lao động.
  • Với dây chuyền sản xuất công nghệ phù hợp với quá trình sản xuất, không gian lao động được tính toán hợp lý để người lao động có thể thao tác trong quá trình thực hiện công việc. Tại các vị trí làm việc quan trọng của Công ty đều có quy định về môi trường làm việc thích hợp để đảm bảo các sản phẩm làm ra đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ (thể hiện trong các quy trình, hướng dẫn công việc cần thiết liên quan tại vị trí làm việc).
  • Ban ATMT của Công ty, các Trưởng đơn vị, đề xuất và hướng dẫn công tác giữ gìn môi trường trong sạch. Ban ATMT lập kế hoạch làm vệ sinh và tổ chức kiểm tra thường xuyên. Toàn bộ các công việc trên được cụ thể hóa trong các văn bản quy định của Công ty và chức năng, trách nhiệm của các Ban, đơn vị.
5.2. Môi trường xã hội của người lao động
  • Công ty ý thức được việc tạo lập một môi trường làm việc thân thiện phù hợp, có sự kết hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần tạo điều kiện và động lực cho mỗi CBCNV đóng góp tốt nhất khả năng của mình để đạt được mục tiêu chất lượng.
  • Nội quy lao động, quy chế lương, quy chế thi đua khen thưởng – kỷ luật, các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác nhân sự, chế độ chính sách đối với  người lao động do Công ty ban hành, thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi của CBCNV.
5.3. An toàn lao động - Bảo hộ lao động
Ban ATMT soạn lập các chương trình, kế hoạch; tiến hành theo dõi, tổng hợp; giám sát và phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện:
  • Công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Biên soạn tài liệu, đào tạo, huấn luyện ATLĐ – VSLĐ – PCCN và kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ liên quan đến ATVSLĐ của Công ty.
  • Thực hiện các biện pháp thi công, biện pháp an toàn (BMQ-MT-23.01), biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khi làm việc để phòng ngừa để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn, bệnh nghề cho người lao động.
  • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động phù hợp với công việc cho CBCNV của Công ty.
  • 5.4. Quản lý và giám sát môi trường, an toàn vệ sinh lao động
  • Việc quan trắc môi trường lao động - điều kiện bảo vệ sức khỏe người lao động, giám sát thông số môi trường, các hoạt động liên quan đến quản lý môi trường, quản lý ATVSLĐ và giám sát sự tuân thủ theo yêu cầu của pháp luật về Bảo vệ môi trường và An toàn, vệ sinh lao động.
  • Ban ATMT soạn lập các chương trình, kế hoạch; tiến hành theo dõi, tổng hợp; giám sát và phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện các hoạt động giám sát và đo lường liên quan đến Môi trường và ATVSLĐ của Công ty.
  • Các quy định, hướng dẫn, kế hoạch liên quan:
  • Giám sát các thông số môi trường
  • Ứng phó với tình huống khẩn cấp
  • Vệ sinh môi trường
  • Quản lý rác thải
  • Chống chảy tràn, rò rỉ dầu, hóa chất
  • Diễn tập PCCC
  • Diễn tập phòng chống tai nạn…
 
6. HỒ SƠ
Thực hiện theo quy định của quy trình Kiểm soát tài liệu, hồ sơ và các quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan.
 
7. PHỤ LỤC
Đính kèm Biểu mẫu thực hiện Biện pháp an toàn (BMQ-MT-23.01).

 

CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ T.A.T

_________________________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

Số: ........../BP-AT

Hà Nội, ngày …… tháng ……năm ……

 

BIỆN PHÁP AN TOÀN

Hạng mục: .............................................................................................................................

Theo kế hoạch / Phiếu yêu cầu công việc số: ........................................ ngày     /      / 20

Nội dung công việc

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

Nhân công, phương tiện thiết bị thi công

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình thi công

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

Các biện pháp đề phòng, ngăn chặn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình thi công

4.1. Biện pháp kỹ thuật an toàn: ..........................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................

4.2. Biện pháp tổ chức:

  • Biện pháp an toàn được phổ biến tới mọi CBCNV tham gia thi công.

  • Trong suốt quá trình thi công, tổ trưởng / nhóm trưởng thi công thường xuyên phối hợp cán bộ chuyên môn, cán bộ Ban An toàn – Môi trường kiểm tra, giám sát, bổ sung các biện pháp cần thiết phù hợp với điều kiện thi công thực tế. Đồng thời thường xuyên báo cáo với Lãnh đạo lĩnh vực về việc thực hiện công tác an toàn.

  • Ông …………………………. Cán bộ phụ trách an toàn đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát, kiểm tra đôn đốc công tác an toàn việc thi công công trình này.

Biện pháp an toàn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày .… / …. / 20…

 

Người lập

Ban ATMT

Duyệt

Đơn vị thi công