Khuyến Nghị Sử Dụng Máy Đo Phân Tích Phổ - Anritsu MS2711E
Máy Đo Phân Tích Phổ - Anritsu MS2711E là thiết bị chủ yếu được dùng để đo & phân tích phổ vô tuyến nhằm xác định nguồn tín hiệu gây can nhiễu cho trạm di động. Với mục đích như vậy, các bài đo thường sử dụng bao gồm:
- Đo & lưu phổ vô tuyến theo thời gian (Spectrogram)
Tính năng Spectrogram cho phép lưu kết quả đo phổ theo thời gian và hiển thị dưới dạng đồ thị thác nước, giúp phát hiện thời điểm, tần số gây nhiễu.
Sử dụng để phát hiện tín hiệu gây can nhiễu cho hệ thống thông tin di động:
Thông thường cách xác định nguồn nhiễu thực hiện theo các bước sau:
- Xác định các trạm có chất lượng, thông thường các KPI liên quan đến RF tương đối thấp
- Kiểm tra trên anten thu của trạm để phát hiện sự tồn tại của các tín hiệu bất thường trong dải Uplink. Từ đó xác định nguồn nhiễu đến từ bên ngoài hay do trạm nodeB sinh ra (PIM, bộ phát lỗi, anten hoặc feeder hỏng)
- Khi nguồn nhiễu đến từ bên ngoài, dùng anten Omni để phát hiện sự có mặt của nhiễu tại các khu vực quanh trạm (khu vực gần nguồn nhiễu sẽ có công suất cao hơn các khu vực khác)
- Dùng anten định hướng (Anten loga chu kì) để dò tìm, định hướng nguồn nhiễu. Thông thường, các tín hiệu gây nhiễu thường có công suất không quá lớn, băng hẹp/băng rộng, tín hiệu được điều chế, có thể không liên tục, do thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, điện thoại DECT, các trạm repeater tự lắp, …
- Các marker cho phép đo, hiển thị giá trị tại 6 tần số khác nhau
- Đo phân tích phổ (Spectrum analyzer)
Với các tính năng cơ bản để xác định đặc tính của nguồn tín hiệu/nguồn nhiễu:
- Channel power: đo công suất nguồn tín hiệu/ nguồn nhiễu
- Occupied bandwidth measurement: xác định băng thông chiếm dụng phổ của tín hiệu sau điều chế, từ đó biết được tín hiệu/nhiễu đó là tín hiệu băng rộng hay băng hẹp.
- Adjacent channel power ratio - ACPR: một tín hiệu có ACPR cao sẽ gây can nhiễu sang các kênh lân cận. Bài đo này có thể được sử dụng để xác định chất lượng card phát RF của BTS/nodeB hoặc đặc tuyến bộ lọc
- Emission mask: thường dùng để xác định đặc tuyến của tín hiệu so với 1 ngưỡng chuẩn cho phép. Ví dụ: xem tín hiệu trạm nodeB phát ra có băng thông vượt quá ngưỡng chuẩn (3.84MHz) hay không.
Kết nối máy tính:
Có thể kết nối với máy tính thông qua phần mềm chuyên dụng Anritsu Tool Box bằng cáp USB hoặc LAN để:
- Điều khiển, cấu hình, đo đạc từ xa
- Lấy kết quả đo đã lưu trong máy
- Tạo báo cáo
Phân tích kết quả đo
Tin khác
- Công nghệ Viễn thông Ba tuyến cáp quang biển AAG, IA và SMW3 cùng gặp sự cố
- VTV, VTC, AVG, RTB phải chuyển đổi các kênh tần số truyền hình trong năm 2018
- Bạn đã biết gì về pOLED?
- RÒ RỈ: Điểm benchmark hủy diệt của CPU Intel Core i9 7980XE
- Tìm hiểu về cấu tạo sợi cáp quang và phân loại cáp
- Extreme công bố giải pháp tích hợp đầu tiên sau khi mua lại Avaya - nhà cung cấp toàn cầu về các hệ thống và dịch vụ truyền thông
- Cấu tạo và ứng dụng của cáp xoắn đôi
- Tìm hiểu về bảng đồng tiếp địa chống sét
- Băng dính cao su non trong lĩnh vực Viễn thông
- Đặc điểm va công dụng của lạt thít nhựa trong ngành viễn thông