Tiết kiệm đến 30% điện năng cung cấp cho trạm BTS nếu áp dụng giải pháp này
Một ngày một trạm BTS tiêu tốn hết khoảng 30Kwh, với số lượng hơn 100.000 trạm như hiện nay thì một ngày các trạm BTS tiêu tốn hơn 10 tỷ đồng tiền điện. Con số này không hề nhỏ và nếu áp dụng giải pháp dưới đây sẽ tiết kiệm được rất nhiều điện năng tiêu thụ cho trạm BTS.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tìm giải pháp tiết kiệm điện và nguồn năng lượng thay thế nào để giảm các chi phí đầu tư về điện? Có hai giải pháp hiện nay được đề ra là: Sử dụng nguồn điện sạch và vô tận từ việc dùng turbine sức gió và pin năng lượng mặt trời.
1. Dùng turbine gió cung cấp trực tiếp nguồn điện AC cho nhà trạm BTS
- Hệ thống này sử dụng năng lượng gió và điện lưới quốc gia để cung cấp nguồn cho trạm BTS hoạt động. Nguồn điện lưới được đấu vào ngỏ AC IN của Inverter đảm nhận 2 nhiệm vụ chính đó là cung cấp điện cho tải ở trạm BTS hoạt động đồng thời sạc các bình accu thành nguồn lưu dự trữ dự phòng khi bị mất điện.
- Tuabin gió Skystream được đấu nối trực tiếp vào nguồn điện AC OUT từ inverter ra; Khi có gió tốt, turbine gió hoạt động cấp điện cho tải sử dụng, nếu tải sử dụng không hết thì năng lượng thừa đó sẽ được bán trở lại cho lưới điện ( nếu sử dụng loại inverter Grid tie) hoặc dùng để hỗ trợ sạc accu trong hệ thống dự trữ. Điều này sẽ làm giảm hóa đơn tính tiền điện rất đáng kễ vào mỗi tháng cho chủ đầu tư.
- Khi điện lưới mất, trạm BTS sẽ sử dụng nguồn điện dự phòng đã được nạp bởi các accu. Turbine gió lấy nguồn AC từ Inverter ra nên vẫn hoạt động bình thường và cấp điện trở lại cho tải và sạc cho accu nếu có dư năng lượng.
- Vì vậy khi thiết kế đủ công suất,hệ thống này sẽ hoạt động liên tục bất chấp nguồn điện lưới mất điện thường xuyên. Đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc giảm sử dụng điện lưới cho trạm BTS.
- Trong trường hợp nguồn dự trữ accu ít và năng lượng gió thấp, không đủ cung cấp điện cho trạm khi mất điện lưới.Thì hệ thống dự phòng nên có thêm 1 máy phát điện để bổ sung cho trường hợp nguồn năng lượng sạch không đủ cấp cho trạm BTS hoạt động.
- Với hệ thống này, các thiết bị trong nhà trạm có thể hoạt động 24h/ 24h mà chi phí đóng tiền điện giảm rất đáng kể,
2. Cung cấp nguồn điện DC cho hệ thống BTS bằng turbine gió và pin mặt trời
- Hệ thống cấp nguồn cho trạm BTS gồm nguồn điện lưới quốc gia và hệ thống năng lượng gió kết hợp với năng lượng mặt trời. Hệ thống nguồn năng lượng sạch này cung cấp nguồn DC để sạc đầy các bình accu.
- Hệ thống sẽ dùng điện lưới nối vào AC INPUT của Inverter để hỗ trợ cấp nguồn AC cho tải và sạc accu trong trạm.
- Nguồn năng lượng từ gió và mặt trời kết hợp sạc điện vào bình accu, năng lượng điện DC này tiếp tục qua inverter để chuyển hóa thành nguồn AC cung cấp cho tải họat động. Nguồn điện lưới chỉ bổ sung thêm cho nguồn năng lượng sạch, khi nguồn này không đủ sức cấp cho tải sử dụng. Hoặc nguồn điện lưới chỉ hoạt động để duy trì hệ thống, vì vậy sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện hàng tháng phải trả.
- Sử dụng nguồn năng lượng kết hợp giữa gió và mặt trời sẽ tận dụng hết ưu điểm của hai loại năng lượng này và làm hạn chế các nhược điểm của chúng.
- Khi mất điện lưới,hệ thống sẽ sử dụng nguồn năng lượng dự trữ. Các tấm PV và turbine gió hoạt động và sạc đầy cho các bình accu. Inverter thì lấy năng lượng DC để chuyển hóa thành điện AC phục vụ cho tải hoạt động. Nếu cả hai nguồn năng lượng gió và mặt trời cũng không đủ thì hệ thống trạm có thể thêm 1 máy phát điện dự phòng . Điều này sẽ đảm bảo hệ thống nhà trạm hoạt động 24h/ 24h mà tiết kiệm được rất nhiều chi phí tiền điện và nguồn nhiên liệu quý giá để chạy máy phát điện.
Tin khác
- Công nghệ Viễn thông Ba tuyến cáp quang biển AAG, IA và SMW3 cùng gặp sự cố
- VTV, VTC, AVG, RTB phải chuyển đổi các kênh tần số truyền hình trong năm 2018
- Bạn đã biết gì về pOLED?
- RÒ RỈ: Điểm benchmark hủy diệt của CPU Intel Core i9 7980XE
- Tìm hiểu về cấu tạo sợi cáp quang và phân loại cáp
- Extreme công bố giải pháp tích hợp đầu tiên sau khi mua lại Avaya - nhà cung cấp toàn cầu về các hệ thống và dịch vụ truyền thông
- Cấu tạo và ứng dụng của cáp xoắn đôi
- Tìm hiểu về bảng đồng tiếp địa chống sét
- Băng dính cao su non trong lĩnh vực Viễn thông
- Đặc điểm va công dụng của lạt thít nhựa trong ngành viễn thông